T4, 03 / 2024 4:49 chiều | phuongchi

Báo cáo tài chính là phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền đạt dữ liệu tài chính cho các bên liên quan ngoại vi và nội vi. Các đối tác ngoại vi như cơ quan chức năng, cổ đông, nhà đầu tư và người cho vay, đều sử dụng để đưa ra đánh giá về tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính là gì? Đối tượng sử dụng cũng như vai trò của báo cáo tài chính như thế nào?

  1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (Financial Reporting) là một hệ thống gồm những thông tin liên quan đến tài chính trong khoảng thời gian cụ thể của một doanh nghiệp, được trình bày theo quy chuẩn, quy định, chuẩn mực kế toán. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về tài sản, dòng tiền, vốn, nợ, thu chi,…

Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ lập, nộp BCTC chính xác, đúng hạn, tuân theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
  1. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được sử dụng bởi nhiều đối tượng khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Các đối tượng chính bao gồm:

– Chủ sở hữu và cổ đông: Chủ sở hữu và cổ đông là những người sở hữu và đầu tư vào doanh nghiệp. Họ sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và xem xét việc đầu tư vào doanh nghiệp.

– Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp và quyết định cho vay hoặc cấp tín dụng.

– Cơ quan chức năng: Kiểm tra xem doanh nghiệp tuân thủ quy định và pháp luật hay không, đồng thời hỗ trợ cơ quan tài chính trong việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này giúp xác định số lượng thuế mà doanh nghiệp cần nộp, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

– Các đối tác kinh doanh: Các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng và đối tác liên doanh cũng xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá sức khỏe tài chính và đưa ra các quyết định hợp tác kinh doanh phù hợp.

  1. Mục đích của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và các luồng tiền, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu của những người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin của một doanh nghiệp về:

– Tài sản;

– Nợ phải trả;

– Vốn chủ sở hữu;

– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

– Các luồng tiền.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
  1. Báo cáo tài chính gồm những gì?

Căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

4.1. Báo cáo tài chính năm gồm:

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

4.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ:

* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc.

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?
  1. Phân loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính chia thành 4 loại phổ biến theo mục đích sử dụng như sau:

– Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo các khoản doanh thu, chi phí và thu nhập khác của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể (quý/tháng/năm).

Nếu doanh thu và thu nhập lớn hơn chi phí bỏ ra thì nghĩa là doanh nghiệp có lãi và ngược lại.

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo của doanh nghiệp về việc tạo dựng và sử dụng dòng tiền trong công ty theo một kỳ nhất định. Trong đó bao gồm: dòng tiền từ hoạt động tài chính, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động kinh doanh.

– Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: là báo cáo về sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định. Phải chỉ ra được nguồn vốn chủ sở hữu tăng hay giảm, tăng do lãi hay tăng do chủ đầu tư đổ thêm, giảm cho lỗ vốn hay do chủ đầu tư rút vốn.

– Cuối cùng là bảng cân đối kế toán, gồm hai phần: nguồn vốn và tài sản. Trong đó sẽ nêu cụ thể thông tin về sản, số nợ phải trả và vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối tháng hay cuối quý, cuối năm.

Phần tài sản sẽ phản ánh toàn bộ giá trị tài sản doanh nghiệp hiện có dưới mọi hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.

Phần nguồn vốn sẽ phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

  1. Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với lãnh đạo hay nhà đầu tư, mà đây còn là yêu cầu bởi luật thuế và thông lệ kế toán tiêu chuẩn. Vai trò của BCTC phải kể đến như:

– Giúp đưa ra quyết định tài chính: Doanh nghiệp có thể biết được hiện trạng, rào cản, xu hướng,từ đó chủ động theo dõi được hiệu suất hoạt động và đưa ra được những quyết định phù hợp đúng thời điểm.

– Quản lý nợ: Cung cấp góc nhìn sâu sắc, trực tiếp về tài sản và nợ hiện tại của công ty. Giúp nhà quản trị đưa ra cách nên quản lý hiệu quả khoản nợ còn tồn đọng.

– Đơn giản hóa thuế: Giảm thiểu rủi ro, sai sót, tiết kiệm thời gian và giảm bớt gánh nặng tổng thể đi kèm với việc nộp thuế hàng năm.

– Đảm bảo tuân thủ Pháp luật: Nó cũng đảm bảo doanh nghiệp làm đúng luật pháp và các quy định do cơ quan nhà nước yêu cầu.

– Minh bạch tài chính: Thể hiện sự toàn vẹn về mặt tài chính của doanh nghiệp và xây dựng lòng tin với nhà đầu tư và khách hàng.

Ngoài ra, việc lập báo cáo tài chính còn mang lại một số lợi ích khác như

– Giúp doanh nghiệp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

– Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.

– Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trên đây là những chia sẻ của Dịch vụ kế toán Blue về nội dung tìm hiểu Báo cáo tài chính gồm những gì? Qua đó các bạn có thể thấy được tầm quan trọng của báo cáo tài chính như thế nào. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.

Bài viết cùng chuyên mục