T7, 03 / 2024 10:41 sáng | phuongchi

Hằng năm doanh nghiệp sẽ thực hiện quyết toán thuế trong kỳ tính thuế, việc nộp báo cáo tài chính cần đúng hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp mắc phải lỗi chậm nộp báo cáo tài chính dẫn đến bị xử phạt. Vậy mức độ xử phạt cho trường hợp chậm nộp được quy định như thế nào? Hãy cùng Dịch vụ kế toán Blue tìm hiểu để có thêm thông tin tránh tình trạng bị phạt nhé.

  1. Nộp chậm báo cáo tài chính phạt như thế nào?

Căn cứ theo điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

* Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi:

– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

– Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

* Mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi:

– Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

– Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

– Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

– Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Quy định mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính

* Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi:

– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

– Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

* Mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi:

– Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

  1. Nộp báo cáo tài chính trễ bao nhiêu ngày thì sẽ bị xử phạt?

Dựa trên Điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính sẽ bị phạt cảnh cáo theo các điều sau:

– Trễ hạn dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng.

– Trễ hạn dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng.

– Trễ hạn dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.

Do đó, việc nộp báo cáo tài chính trễ so với thời hạn quy định, dù là trễ 01 ngày hay 01 tháng, đều sẽ bị xử phạt. Tùy theo thời gian trễ hạn mà mức phạt cũng sẽ tăng dần.

  1. Doanh nghiệp có phải công khai báo cáo tài chính?

Khoản 3, 4 Luật Kế toán 2015 quy định:

“3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.

4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.”

=>  Như vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được công khai.

Quy định mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính
  1. Nội dung công khai báo cáo tài chính

– Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

– Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.

– Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.

– Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:

+ Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

+ Kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Trích lập và sử dụng các quỹ;

+ Thu nhập của người lao động;

+ Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

  1. Hình thức công khai báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Kế toán 2015, việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:

– Phát hành ấn phẩm;

– Thông báo bằng văn bản;

– Niêm yết;

– Đăng tải trên trang thông tin điện tử;

– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là các thông tin liên quan đến thời hạn nộp báo cáo tài chính. Nếu có nhu cầu tư vấn về việc thực hiện báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hay bất kỳ thắc mắc khác, hãy liên hệ với Dịch vụ kế toán Blue.

Bài viết cùng chuyên mục