T3, 03 / 2024 3:56 chiều | phuongchi

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay, chữ ký số đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong các giao dịch điện tử. Vậy chữ ký số là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Có giá trị pháp lý ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên, hãy cùng Blue tìm hiểu ngay nhé!

  1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số để làm gì? Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Bên cạnh đó, nếu hiểu theo tính ứng dụng thì chữ ký số được hiểu là một loại chữ ký điện tử. Chữ ký này sẽ thay thế hoàn toàn chữ ký thường bằng tay và sử dụng trên các thiết bị điện tử.

Tìm hiểu về chữ ký số
  1. Đặc điểm của chữ ký số

Sử dụng chữ ký số, bạn chắc chắn phải biết đến 5 đặc điểm nổi bật như sau:

– Tính xác thực: Thông qua chứng thư số của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, chữ ký số có thể giúp xác thực danh tính chủ nhân của chữ ký số.

– Tính bảo mật: Chữ ký số có tính bảo mật gần như tuyệt đối và thông tin không dễ bị đánh cắp bởi các hacker. Vì chữ ký số có tới 2 lớp mã khóa bảo mật đó là khóa bí mật và khóa công khai.

– Tính toàn vẹn: Văn bản/tài liệu có chữ ký số chỉ có thể được mở bởi duy nhất một người đó là người nhận văn bản/tài liệu đó. Vì vậy, trong môi trường giao dịch điện tử, mọi thông tin của tài liệu/văn bản đều được đảm bảo toàn vẹn một cách tuyệt đối.

– Tính chống chối bỏ: Khi các văn bản/tài liệu/hợp đồng đã có chữ ký số thì chữ ký số này không thể thay thế cũng không thể xóa bỏ.

  1. Giá trị pháp lý của chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

“Giá trị pháp lý của chữ ký số

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

Tìm hiểu về chữ ký số

4.  Đối tượng sử dụng chữ ký số 

Sau đây là các đối tượng nên sử dụng chữ ký số để thuận lợi hơn khi triển khai, thực hiện công việc:

– Tổ chức: Đó là các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm, ngân hàng… sử dụng chữ ký số để xuất hóa đơn, ký hợp đồng, xác nhận kê khai, gửi tờ khai thuế, bảo hiểm, hải quan…

– Cá nhân thuộc tổ chức: Được sử dụng cho các bộ phận trưởng phòng, giám đốc tài chính, giám đốc marketing,… Chữ ký số sẽ có giá trị như chữ ký tay và dấu mộc để ký kết văn bản nội bộ hay hợp đồng, thanh toán cho đối tác,…

– Hộ, cá nhân kinh doanh: Với các hộ cá nhân kinh doanh, chữ ký số sẽ có giá trị tương tự như chữ ký tay và đảm bảo tính pháp lý khi ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn.

– Cá nhân: Với các cá nhân kinh doanh, buôn bán, chữ ký số sẽ được sử dụng thay thế chữ ký tay của các cá nhân này khi ký hợp đồng, thanh toán điện tử, khai thuế TNCN,… Giúp các cá nhân thực hiện giao dịch nhanh chóng, tiện lợi.

  1. Vì sao các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay bắt buộc phải dùng chữ ký số?

– Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị Định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Như vậy, để hóa đơn điện tử có hiệu lực, doanh nghiệp bắt buộc phải dùng chữ ký số để ký hóa đơn.

– Kể từ tháng 11/2019, hệ thống thuế điện tử Etax (thuedientu.gdt.gov.vn) được triển khai và áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Trước đó, Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Như vậy, để có thể sử dụng được hệ thống thuế điện tử Etax, doanh nghiệp buộc phải trang bị chữ ký số để ký các văn bản khai thuế và nộp thuế.

– Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng hợp đồng điện tử thay thế cho hợp đồng giấy như trước kia. Để có thể ký các hợp đồng điện tử, doanh nghiệp buộc phải sử dụng chữ ký số.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chữ ký số. Nếu còn có vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề chữ ký số, khách hàng vui lòng liên hệ Dịch vụ kế toán Blue để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết cùng chuyên mục