T5, 04 / 2024 12:07 sáng | phuongchi

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử phải đảm bảo nội dung cần có trên hóa đơn điện tử theo quy định. Vậy những nội dung đó là gì? Nội dung nào không bắt buộc?

  1. Hoá đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn mới được Bộ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay thay thế cho việc phát hành và sử dụng hóa đơn giấy. Giúp cho việc quản lý và lưu trữ thông tin được tiện lợi hơn. Mang lại hiệu quả, thành công cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như giúp cho việc tính toán thuế được dễ dàng hơn.

Tại khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính đã quy định:

Hóa đơn điện tử là tập hợp những thông tin dữ liệu về kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hóa đơn điện tử phải đảm bảo hai nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và theo trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

Những nội dung cần có trên hóa đơn điện tử
  1. Nội dung cần có trên hóa đơn điện tử

Nội dung của hóa đơn điện tử quy định từ khoản 1 đến khoản 13 và khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

(2) Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(3) Số hóa đơn

(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua,

(8) Thời điểm lập hóa đơn

(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử

(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử

(11) Phí, lệ phí

(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

Những nội dung cần có trên hóa đơn điện tử
  1. Những nội dung không bắt buộc trên hóa đơn điện tử

Căn cứ theo Khoản 14, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các trường hợp hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có đầy đủ nội dung gồm:

– Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

– Hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người bán, người mua.

– Hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại, người mua là cá nhân kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

– Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã) tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

– Đối với chứng từ điện tử của ngành dịch vụ hàng không xuất qua website, thương mại điện tử theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh thì hóa đơn không bắt buộc có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, thuế suất GTGT, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số người bán.

– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ hợp đồng thì hóa đơn không bắt buộc phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:

+Tên người mua sẽ thể hiện đối tượng nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng.

+ Tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng, phương tiện vận chuyển.

+ Không thể hiện các tiêu chí tiền thuế, thuế suất và tổng tiền thanh toán.

– Hóa đơn thanh toán Interline giữa các hãng hàng không: không bắt buộc phải có ký hiệu mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

– Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không bắt buộc có đơn giá.

– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh: hóa đơn không bắt buộc có đơn vị tính; số lượng; đơn giá.

Bài viết cùng chuyên mục