T7, 05 / 2024 5:06 chiều | phuongchi

Hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện chuyển khoản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bên mua lại thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua hình thức trả bằng tiền mặt. Vậy pháp luật quy định thế nào khi hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng? Trường hợp trả bằng tiền mặt có ảnh hưởng gì đới với doanh nghiệp không?

Thanh toán hóa đơn trên 20 triệu đồng được quy định như thế nào?
  1. Thanh toán đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng được quy định như thế nào?

– Căn cứ theo Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài Chính có quy định về trường hợp hóa đơn đầu vào trên 20 triệu. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi các hóa đơn có giá trị 20 triệu trở lên có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, tức là phải được chuyển khoản qua ngân hàng.

– Quy định này không áp dụng đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng; hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng với mức giá đã có thuế GTGT và trường hợp hóa đơn mua vào đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại mục hướng dẫn khấu trừ các khoản chi phí cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính có quy định về việc các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng (đã gồm thuế GTGT).

Dựa vào các quy định trên, đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu, để được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí, bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng.

Thanh toán hóa đơn trên 20 triệu đồng được quy định như thế nào?
  1. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đồng không chuyển khoản có bị ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp không?

– Các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh sẽ căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản; hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để thực hiện việc kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Nếu bên mua thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ xảy ra 03 trường hợp:

+ Bên mua thanh toán bằng tiền mặt cho bên bán và bên bán xuất hóa đơn giá trị gia tăng từ 20 triệu đồng trở lên cho người mua. Đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ không được khấu trừ và bên bán sẽ bị phạt.

+ Bên mua dùng tài khoản của cá nhân chuyển khoản vào tài khoản công ty của bên bán. Bên bán xuất lại hóa đơn giá trị gia tăng cho bên mua thì trường hợp này bên bán đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ. Nhưng bên mua sử dụng hóa đơn này thì không được khấu trừ và bị loại chi phí.

+ Bên mua thanh toán giá trị ghi trên hóa đơn một nửa tiền mặt thì bên mua sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trên số tiền chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Như vậy, chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần không chuyển khoản tiền không được khấu trừ bao gồm cả tiền hàng và tiền thuế giá trị gia tăng.

– Có một số trường hợp hóa đơn trên 20 triệu đồng không chuyển khoản nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

(1) Khoản chi cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại nơi làm việc: chi phí đào tạo cán bộ phòng chống HIV/ AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng chống HIV/ AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV/ AIDS, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi cho việc hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp.

(3) Khoản chi cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê như mua sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sản,…của người dân bán ra.

(4) Khoản chi đươc thanh toán theo phương thức bù trừ, ủy quyền.

Bài viết cùng chuyên mục